Lâu nay, Huế vẫn được biết đến là thành phố mộng mơ với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, với dòng sông hương êm đềm, nhưng Huế còn cuốn hút khách du lịch hơn bởi những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do chính con người tạo nên. 

Đó là các di tích lăng tẩm, đó là những phố cổ Bạch Đằng, Chi Lăng...khiến Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993.

Thế nhưng, tiềm năng này đến nay chưa được khai thác xứng tầm cho ngành du lịch Việt. Trong buổi xúc tiến đầu tư gần đây của Thừa Thiên Huế, cùng với động thái đến từ nhiều ông trùm địa ốc Việt, Huế có khả năng sẽ bức phá trong thời gian tới với hàng loạt dự án mới.

Lộ diện “cuộc chơi” mới ở Huế

Trong số những đại gia BĐS Việt Nam tìm đến Huế để để đưa địa phương này trở thành thành phố du lịch như mong muốn của lãnh đạo địa phương phải kể tới đầu tiên là ông Vũ Quang Hội, ông chủ tập đoàn Bitexco.

Trong một số lần làm việc với Thừa Thiên Huế, ông Hội đều nhận mạnh “Huế có bản sắc văn hóa rất phong phú và tiềm năng phát triển lớn. Do vậy, Bitexco sẽ cùng các đối tác lớn trên thế giới sẽ nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch,..để đưa Huế lên tầm cao mới”.

Và thông điệp này cũng đã và đang được tập đoàn này triển khai khá rầm rộ từ giữa 2015 đến nay. Tháng 9/2015 một công ty con của Bitexco đã khởi động xây dựng dự án The Manor Crown Huế, là một tổ hợp khách sạn cao cấp có vốn đầu tư 620 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 3/2017.

Ngoài ra, Bitexco còn có kế hoạch xây dựng nhiều công trình hạ tầng du lịch khác như khu nghỉ dưỡng cao cấp Aman Resort khoảng 8,5 triệu USD, khu nghỉ dưỡng cao cấp nước khoáng nóng Mỹ An, vốn đầu tư là 13,5 triệu USD, khách sạn Sài Gòn Morin 5 sao 10 triệu USD, và một tổ hợp resort, khách sạn khác khoảng 30-50 triệu USD.

Tuy nhiên, để đưa Huế lên tầm cao mới không phải là chuyện một sớm một chiều, mà đó còn là sự kết hợp từ nhiều yếu tố khác. Nói như ông Trần Kiên Cường, Giám đốc Phát triển Dự án Tập đoàn Vingroup, thì để Huế phát triển mô hình thành phố du lịch thì phải xây dựng nền tảng từ mỗi người dân du lịch và cái này không phải tự nhiên mà có mà cần có quá trình thay đổi dần dần.

Với “ông lớn” BĐS Vingroup, họ cũng nhận ra Huế rất tiềm năng và cũng đã quyết định đầu tư vào dây một dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Vineco trị giá 525 tỷ đồng, một dự án TTTM 215 tỷ đồng.

Còn với BIDV tài trợ khoảng 5.000 tỷ đồng vốn tín dụng cho 8 dự án để hỗ trợ cho Huế phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020.


Sông Hương (Tp Huế)

Lọt vào “mắt xanh” trùm địa ốc

Không chỉ có vậy, lãnh đạo địa phương cũng đã sẵn sàng để đưa Huế cất cánh với mong muốn thay đổi bộ mặt thành phố xinh đẹp này từ việc kêu gọi đầu tư tới 30 dự án thương mại, du lịch, công nghiệp chế biến, và cơ sở hạ tầng.

Trong đó, xác định trọng điểm đó là những dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng ven biển, sân golf ở An Vân Dương và Lăng Cô…với tổng nguồn vốn dự tính lên tới 70 nghìn tỷ đồng.

Ngay lập tức, thông điệp này đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều đại gia BĐS. Ông Vũ Quang Hội gần đây đã nắm quyền chi phối Công ty CP du lịch Hương Giang, hiện đang nắm giữ công ty lữ hành Hương Giang và công ty du lịch Mỹ An, sở hữu nhiều khối bất động sản có giá trị, hiện đang đầu tư dự án nghỉ dưỡng 544,8 tỷ đồng.

Huế cũng vừa thông qua phương án cổ phần hóa một công ty nhà nước ở lĩnh vực du lịch, hiện đang sở hữu khách sạn Century Riverside Huế tọa lạc trên mảnh đất rộng 15.000 m2, cái tên cổ đông chiến lược được nhắc tới là một trùm BĐS, không ai khác đó là tập đoàn BRG. Theo đó, BRG sở hữu 74% cổ phần công ty này.

Ngoài ra, BRG còn vừa mới nhận quyết định chấp thuận địa điểm nghiên cứu đầu tư Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực tiếp giáp hai xã Vinh Thanh và Vinh Xuân, huyện Phú Vang với tổng vốn dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư mới đây, Huế đã nhận được cam kết đầu tư khoảng 7.744,5 tỷ đồng trong năm 2016. Đây là một khoản đầu tư không nhỏ để biến “giấc mơ” thành phố du lịch Huế lên tầm cao mới.

Nguồn: Cafef.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top