Mấy năm gần đây thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc một tín hiệu tốt. Nhận thấy điều đó một số nhà đầu tư ngoài nhảy vào đầu tư thị trường bất động sản Việt Nam. Nhật Bản là nước đổ mạnh nguồn vốn vào bất động sản Việt Nam nhiều nhất và tiếp tục tăng vào các năm tới.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang được cho là có triển vọng tương đối vững vàng bất chấp bối cảnh kinh tế khu vực, đặc biệt là khi Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp nhận một dòng vốn đầu tư mới sau khi trở thành thành viên và đối tác của các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế, bao gồm Hiệp định TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Sau những nỗ lực gần đây để mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có việc nới lỏng quy định cho phép người nước ngoài mua nhà, và nới “room” sở hữu nước ngoài của các công ty niêm yết, Việt Nam kì vọng hưởng lợi từ sự gia tăng đầu tư nước ngoài trong vài năm tới, bao gồm thị trường BĐS.
Theo CBRE Việt Nam, trên thị trường BĐS trong nước hiện nay đang có hai nhóm nhà đầu tư khác nhau. Theo đó, các chủ đầu tư tiếp tục là nhóm đầu tư lớn nhất vào thị trường BĐS Việt Nam. Các chủ đầu tư trong nước hiện vẫn chiếm lĩnh thị trường, do có lợi thế tiếp cận quỹ đất và hiểu biết môi trường kinh doanh trong nước.
Về mặt phân khúc, cũng theo một báo cáo mới đây của CBRE, BĐS nhà ở vẫn là trọng tâm của thị trường và dự kiến sẽ duy trì ở vị trí này trong thời gian tới. Phân khúc này phục vụ cho nhu cầu tiếp tục gia tăng đặc biệt là từ các gia đình trung lưu ở các thành phố lớn. Thời gian qua, nhà đầu tư địa ốc trong nước vẫn làm chủ phân khúc này.
Phân khúc được quan tâm trong năm 2016 sẽ vấn là nhà ở có giá tầm trung (tức khoảng trên dưới 2 tỉ đồng mỗi căn). Với phân khúc nhà ở giá rẻ (nhà xã hội) sẽ có khuynh hướng phát triển tốt, song thị trường này khó có thể trở thành giao dịch chiếm ưu thế bởi có sự điều tiết của nhà nước, phụ thuộc vào trợ giúp của Chính phủ.
Nhà ở biệt thự và nhà phố sẽ có chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Lý do được đưa ra là bởi vì các nhà phát triển BĐS đang hướng đến việc phát triển các dự án biệt lập hiện đại và tiện nghi đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của cư dân đô thị.
Loại hình BĐS này cũng được hưởng lợi khá lớn từ các cải thiện cơ sở hạ tầng và việc kết nối đến trung tâm thành phố ngày càng thuận lợi hơn.
Do đó, theo VNREA, trong năm 2016, phân khúc nhà phố, biệt thự vẫn tiếp tục có những diễn biến tích cực trên thị trường. Nguyên nhân là do tâm lý của người mua nhà Việt Nam phần lớn vẫn thích có một căn nhà độc lập hơn là sống trong chung cư cao tầng.
Với phân khúc văn phòng: Thị trường sẽ ngày một sôi động hơn bởi các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam ngày càng tăng. Việc cải thiện hệ thống pháp luật cùng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do sẽ giúp tăng nhu cầu về văn phòng trong tương lai. Dự kiến giá thuê có thể tăng từ 4% đến 9%.
Tuy nhiên, theo VNREA dù thị trường đang có những tín hiệu tốt, nhưng 2016 dự báo vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nổi cộm vẫn là nợ xấu.
“Dự báo năm nay sẽ hình thành mặt bằng lãi suất mới dù không tới mức “đảo lộn” song đủ cản trở đà hồi phục của thị trường chung. Đặc biệt là khi hầu hết các doanh nghiệp, chủ đầu tư vẫn phải vay với lãi suất ở mức trên 10%/năm và thị trường BĐS dường như vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào ngoài gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.” VNREA cho biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét